TIN HOẠT ĐỘNG TBT

Chinh phục thị trường EU là vấn đề được doanh nghiệp Việt đặc biệt quan tâm.

Đăng ngày:20/11/2018 | admin
   Tuy Việt Nam đang có cơ hội đứng trong top 5 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, nhưng để chinh phục được thị trường EU- một thị trường giàu tiềm năng thì không phải chuyện dễ dàng. Đó cũng chính là vấn đề đang được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hiện nay.

Thực trạng xuất khẩu nông sản vào EU

   Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, điều, gạo, rau quả, hồ tiêu… và có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

   Một số mặt hàng có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu (đứng thứ nhất), cà phê (đứng thứ hai), gạo (đứng thứ ba)…

   Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính riêng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng về thị trường EU, ông Trần Ngọc Quân, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) cho hay, giá trị xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng trưởng 2%.

   Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đang duy trì sự tăng trưởng. Với lợi thế vốn có, Việt Nam có cơ hội đứng trong top 5 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

   Mặc dù vậy, ông Lang cũng cho rằng, do hạn chế về năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển mạnh về thương hiệu nên giá trị và lợi nhuận đem lại chưa tương xứng với số lượng xuất khẩu. Khi đưa nông sản sang một số thị trường giàu tiềm năng, đặc biệt là EU, các doanh nghiệp Việt vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận.

Cơ hội đan xen thách thức

   Thực tế cho thấy, thị trường châu Âu thường có nhu cầu lớn về các sản phẩm nông sản, nhất là nông sản nhiệt đới, nhưng cũng rất đề cao giá trị ẩm thực, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang thị trường này, với những sản phẩm chủ đạo là cà phê, hoa quả, các loại hạt và gia vị.

   Chẳng hạn, về cà phê, Đức nhập khẩu cà phê từ thị trường Việt Nam nhiều nhất. Năm 2017, nước này bỏ ra gần 500 triệu USD để mua cà phê Việt Nam. Về hồ tiêu, Đức cũng đã chi 221 triệu USD để mua hồ tiêu Việt Nam trong năm qua.

   Tại thị trường EU, Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất, với kim ngạch khoảng 40.000 tấn mỗi năm, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng đến 53% nhu cầu hồ tiêu của toàn thị trường EU. Tuy nhiên, thời gian gần đây, EU đã cảnh bảo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm hồ tiêu Việt Nam nên một số nước trong khối EU đã chuyển dần sang nhập khẩu tiêu từ Ấn Độ và Brazil.

   “Doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu nông sản sang EU là bởi EU bảo hộ nông sản cao, đặc biệt là mặt hàng rau quả và thủy sản. Mặt hàng này đang được EU kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu. Đơn cử, tần suất kiểm tra thanh long tăng lên 20% và các loại rau gia vị tăng 50%”, ông Trần Ngọc Quân chia sẻ.

   Trong khi đó, hàng thủy sản của Việt Nam đã bị đưa vào diện cảnh báo vàng từ ngày 23/10/2017 và tiếp tục chịu sự giám sát đến tháng 10/2018. Theo Quy chế IUU-EU, nước bị “thẻ vàng” sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu không có cải thiện sẽ chuyển sang mức cao hơn là cảnh báo đỏ.

   Đây là vấn đề mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần sớm khắc phục để có thể tận dụng cơ hội khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Khi đó, gạo Việt Nam sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan riêng, còn thuế hàng nông sản giảm về từ 0-5% trong vòng 7-10 năm.

   Bộ Công thương khuyến nghị, hiện nay, mặt hàng thịt của Việt Nam vẫn chưa được cấp phép xuất khẩu vào EU, nên doanh nghiệp cần phải thúc đẩy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm các thủ tục đăng ký ban đầu.

   Đối với sản phẩm gạo, hiện nay, Ủy ban Châu Âu đang xem xét nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng của chất propiconazole có thể tồn dư trong lúa gạo từ các chế phẩm thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, chất này là một loại thuốc trừ nấm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lúa gạo ở nhiều nước như Hungary, Ấn Độ, Ý, Thái Lan, Pakistan, Uruguay và Việt Nam, nên các doanh nghiệp cần phối hợp với nhà nhập khẩu để làm rõ vấn đề này.

   Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Hoàng Minh Tâm, phụ trách Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH IDD Việt Nam cho biết, Công ty đang tìm hiểu để đưa mặt hàng cà phê thành phẩm vào thị trường EU.

   “Đây là thị trường khó tính nên chúng tôi phải chuẩn bị kỹ về sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đến đầu tư dây chuyên công nghệ hiện đại để cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Chúng tôi đã thành công khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực châu Á và đang hy vọng có bước đi thuận lợi với thị trường EU”, bà Tâm nói.

   Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên gia quản trị marketing, tư vấn các dự án nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là vấn đề cần được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, bởi muốn xuất khẩu thành công thì phải nắm rõ đặc tính, nhu cầu của thị trường đó, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nguồn myvietbao.com
http://tcvn.gov.vn


 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
“Nhận diện” thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP (18/12/2018)
Mở đường cho cạnh tranh không lành mạnh: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá của EU lên gạch lát gốm sứ Trung Quốc (27/02/2014)
Quy chế thực hành quản lý tốt (Good Regulatory Practices) (15/08/2013)
Báo cáo năm 2013 của Hoa Kỳ về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (15/08/2013)
Các công ty Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ về công nghệ từ các Phòng thí nghiệm liên bang (10/07/2013)
Các quan ngại về TBT tại cuộc họp tháng 6 năm 2013 của Ủy ban TBT (15/08/2013)
Chống bán phá giá thép không gỉ: Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh (09/12/2013)
Mỹ thắng kiện trong vụ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu thịt gà  (15/10/2014)
Cảnh báo bao bì gỗ hàng xuất khẩu sang EU (16/10/2014)
OECD và WTO cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại theo giá trị gia tăng (15/08/2013)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
Ngày 26/3/2024, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có Công văn số 94/QLCL-CL2 về việc xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm...
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
   Ngày 07/01/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 02/TB-SKHCN về việc công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức...
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...
Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo...
Lịch công tác tuần từ ngày 15/10/2018 đến ngày 19/10/2018
Xem file đính kèm./.
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Ngày 12 tháng 12 năm 2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 66/QĐ-TĐC ngày 12/12/2017 của Chi...
Không thu phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
   Ngày 24/02/2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Thông báo số 49/TB-TĐC về việc không thu phí kiểm...
Thông báo về bố trí thời gian tổ chức hội họp
   Thực hiện công văn số 1976-CV/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc bố trí thời gian tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
Cảnh báo đồ chơi trẻ em độc hại
   Nhằm tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tăng cường công tác quản lý và bảo...
Liên kết site