TIN HOẠT ĐỘNG TBT

Luật Nông trại Mỹ - Rào cản mới với cá tra Việt Nam

Đăng ngày:27/02/2014 | admin
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN)
Năm 2013, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch 1,8 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu 380 triệu USD, chiếm hơn 21%.

Do đó khi Luật Nông trại của Mỹ được ban hành ngày 7/2/2014, dù chưa có những điều khoản hướng dẫn cụ thể nhưng sẽ có những tác động không nhỏ đối với ngành cá tra nói chung và việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói riêng sang thị trường này trong những năm tới.

Bất hợp lý về vùng nuôi

Theo Luật này, việc quản lý nhập khẩu thủy sản Việt Nam nói riêng và thủy sản thế giới nói chung, đặc biệt là con cá tra (pangasius) sẽ được chuyển từ Cục Quản lý dược và thực phẩm của Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Điều này có nghĩa, việc quản lý nhập khẩu thủy sản cá tra sẽ được giám sát gắt gao từ vùng nuôi, mật độ, môi trường và cả an sinh xã hội của nước xuất khẩu tương đương với nước nhập khẩu là Mỹ.

Trên thực tế, Luật Nông trại (Farm Bill) vốn đã được ban hành từ năm 2008, nhưng trong thời điểm ấy, con cá tra Việt Nam mang tên pangasius không nằm trong danh mục quản lý của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Cho đến năm 2014, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nông trại, con cá tra được nêu tên trong một mục nhỏ của mục này, đồng thời kéo theo bộ Siluriformes (cá da trơn) trên toàn thế giới, như các nước Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, bao gồm cả cá nheo (catfish) của Mỹ.

Xét về loài, những con cá này cùng một bộ cá da trơn, nhưng xét về điều kiện tự nhiên, mỗi quốc gia có một môi trường phát triển riêng. Với Mỹ, điều kiện nước mặt không đủ cho sản xuất, nuôi cá da trơn nên nông dân phải sử dụng nước giếng khoan để nuôi cá, đồng thời vì điều kiện nước không cho phép nên ao nuôi cũng không được đào sâu.

Còn tại Việt Nam, với nguồn nước mặt dồi dào của hệ thống sông Mekong, nên nông dân đã sử dụng nguồn tài nguyên này để nuôi cá. Hơn nữa, vấn đề đầu tư nuôi cá giữa Mỹ và Việt Nam không thể giống nhau.

Trước Luật Nông trại liên quan đến cả vùng nuôi, nguồn gốc con giống, chất lượng con cá đã làm cho nhiều nông dân nuôi cá khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoang mang. Ông Cao Lương Tri, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang có bề dày kinh nghiệm nuôi cá 15 năm với 10 ao nuôi lên 15ha.

Thế nhưng, sau khoảng thời gian con cá tra biến động, cùng với Luật Nông trại vừa được ban hành, ông không dám thả nuôi toàn bộ diện tích mà chỉ có thể duy trì một ao cá.

Ông Tri chia sẻ, thiết nghĩ với sự phát triển của ngành cá tra hiện nay, ông mong đợi Chính phủ Việt Nam tổ chức lại sản xuất, xuất khẩu, để vừa nâng cao chất lượng con cá tra mà lợi nhuận có thể san sẻ đều cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, hướng tới phát triển con cá tra bền vững, tránh trường hợp biến động thị trường, nông dân sẽ có xu hướng bỏ ao, chuyển nghề.

Cùng một mối lo như ông Tri, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Châu Phú, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang dành trọn cuộc đời cho con cá tra. Bắt đầu nghề nuôi cá tra từ khi 20 tuổi, đến nay đã 45 năm. Từ diện tích nhỏ một hoặc hai ao nuôi, ông phát triển lên 10ha mặt nước nuôi cá, với năng suất bình quân 300 tấn/ha, nhưng chưa khi nào ông Nguyên chứng kiến con cá tra rơi vào bế tắc như hiện nay.

Ông Nguyên cho biết, cách đây 10 năm, con cá tra đã phải đối mặt với thuế chống bán phá giá của Mỹ, ông là người dẫn đầu đoàn nông dân Việt Nam sang Mỹ tham gia vụ kiện chống thuế bán phá giá này. Mười năm sau, nông dân nuôi cá lại đối mặt với Luật Nông trại về điều kiện nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ông Nguyên cho rằng, việc người Mỹ đòi hỏi người Việt Nam nuôi cá theo như cách nuôi cá của người Mỹ là điều bất hợp lý vì điều kiện tự nhiên của hai nước không giống nhau.

Vấn đề cần quan tâm của người Mỹ chính là an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm đạt chất lượng mà những điều này nông dân Việt Nam cũng đã thực hiện rất tốt trong lúc sản xuất và nuôi cá. Điều này được chứng minh bằng việc đạt chứng nhận BAP, USDC của Mỹ, ASC, Global GAP, ISO của châu Âu.

Doanh nghiệp vẫn chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn

Khi các điều khoản của Luật Nông trại chưa có, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều chủ động ứng phó theo cách riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhưng dù diễn biến thế nào, thì các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như phía Mỹ yêu cầu bấy lâu nay.

Khi nhận thông tin về Luật Nông trại này, ông Châu Minh Đạt, Tổng giám đốc Công ty Chế biến thủy sản Hoàng Long, thuộc Hoàng Long Group, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, đến giờ này chưa doanh nghiệp nào có cái nhìn lạc quan về thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với cá tra Việt Nam, bây giờ lại thêm sự tái khởi động của dự Luật Farm Bill vừa được ban hành.

“Như vậy chúng ta cùng một lúc đối diện hai rào cản. Một rào cản về mặt thương mại. Một rào cản chưa định hình rõ rệt hiện nay chính là Luật Farm Bill sẽ được quy định gắt gao về tiêu chuẩn nuôi với con cá tra của Việt Nam như thế nào? Khi đối mặt với rào cản thứ hai, chi phí nuôi cá tra sẽ tăng lên rất nhiều lần so với cách nuôi hiện nay để đáp ứng được tiêu chuẩn Mỹ đưa ra”, ông Đạt lo lắng.

Còn ông Lưu Bách Thảo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt An, An Giang, cho biết, sản phẩm của Việt An đã thâm nhập vào thị trường Mỹ từ năm 2008, từ nhà máy đến vùng nuôi đều đạt tiêu chuẩn hai sao để có thể tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng trong vài năm gần đây, thuế chống bán phá giá của Mỹ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện lại xuất hiện thêm rào cản Luật Nông trại.

Thế nhưng, chính vì các điều khoản cụ thể của Luật này chưa được công bố rõ ràng, nên doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ chưa hình dung được sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì và áp lực sẽ lớn đến đâu.

Nếu xét về cách quản lý các ngành nghề khác của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thì họ sẽ quản lý gắt gao từ con giống đến vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu và các tiêu chuẩn, tương đồng với cách nuôi và chất lượng con cá nheo Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư rất lớn trong khi chất lượng sản phẩm vẫn giữ như khi áp dụng các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Vì vậy, trước mắt doanh nghiệp Việt An vẫn giữ các tiêu chuẩn xuất khẩu như những năm trước đây. Khi điều kiện cụ thể được ban hành, doanh nghiệp sẽ đàm phán theo điều kiện mình có.

Trong thời gian chờ đợi điều khoản cụ thể của Luật Nông trại, sẽ là giai đoạn mà nhà chức năng cũng như doanh nghiệp, nông dân nuôi cá tra Việt Nam tranh thủ để tìm giải pháp để thích ứng, mở lối đi mới cho ngành cá tra./.
Nguồn http://www.vietnamplus.vn

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
“Nhận diện” thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP (18/12/2018)
Mở đường cho cạnh tranh không lành mạnh: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá của EU lên gạch lát gốm sứ Trung Quốc (27/02/2014)
Quy chế thực hành quản lý tốt (Good Regulatory Practices) (15/08/2013)
Báo cáo năm 2013 của Hoa Kỳ về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (15/08/2013)
Các công ty Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ về công nghệ từ các Phòng thí nghiệm liên bang (10/07/2013)
Các quan ngại về TBT tại cuộc họp tháng 6 năm 2013 của Ủy ban TBT (15/08/2013)
Chống bán phá giá thép không gỉ: Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh (09/12/2013)
Mỹ thắng kiện trong vụ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu thịt gà  (15/10/2014)
Cảnh báo bao bì gỗ hàng xuất khẩu sang EU (16/10/2014)
OECD và WTO cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại theo giá trị gia tăng (15/08/2013)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
Ngày 26/3/2024, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có Công văn số 94/QLCL-CL2 về việc xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm...
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
   Ngày 07/01/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 02/TB-SKHCN về việc công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức...
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...
Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo...
Lịch công tác tuần từ ngày 15/10/2018 đến ngày 19/10/2018
Xem file đính kèm./.
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Ngày 12 tháng 12 năm 2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 66/QĐ-TĐC ngày 12/12/2017 của Chi...
Không thu phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
   Ngày 24/02/2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Thông báo số 49/TB-TĐC về việc không thu phí kiểm...
Thông báo về bố trí thời gian tổ chức hội họp
   Thực hiện công văn số 1976-CV/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc bố trí thời gian tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
Cảnh báo đồ chơi trẻ em độc hại
   Nhằm tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tăng cường công tác quản lý và bảo...
Liên kết site