TIN HOẠT ĐỘNG TBT

Doanh nghiệp ngành gỗ: hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn

Đăng ngày:03/02/2016 | admin

(DĐDN) – Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế.  Tuy nhiên, trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng như hiện nay, các doanh nghiệp gỗ đã và đang gặp phải nhiều thách thức lớn.

Còn nhiều khó khăn

   Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hội nhập mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, nhưng cùng với đó các doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

   Thứ nhất, về nguyên liệu từ 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, trong khi đó VN chưa có các hướng dẫn cụ thể. Gần đây, các hợp đồng ký kết đã giảm đi ít nhiều vì lý do này, mọi năm quý IV đã ký được 50 – 60% cho đơn hàng năm sau nhưng năm nay tình hình ký hợp đồng rất khó khăn do không có nguồn gỗ nguyên liệu.

   Thứ hai, chính sách vĩ mô 2016 có thông thoáng không hay vẫn bó hẹp tiền vay, lãi suất, tỉ giá… vẫn là điều mà các DN ngành gỗ lo lắng và chưa có lời giải.

   Thứ ba, các thông tin về FTA, TPP, AEC… dù đã kết thúc đàm phán nhưng các DN vẫn chưa nắm được các cam kết cụ thể, DN vẫn rất mù mờ về các thông tin này. Dù dự báo việc ký kết FTA với các thị trường sẽ mở rộng được thị phần, nhưng thuế quan ngành gỗ hầu như không được hưởng lợi bởi ngành gỗ từ 10 năm nay đã được hưởng thuế bằng 0%, nhưng lại bất lợi về hàng rào phi thuế quan chẳng hạn như rào cản kỹ thuật.

   “Đây là điều lo lắng bởi hầu hết các DN ngành gỗ chưa chuẩn bị kỹ câu chuyện này. Riêng FTA VN – EU có chương xuất xứ, trong đó quy định tất cả các loại gỗ phải có đầy đủ hồ sơ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ… Nhưng cụ thể như thế nào thì đến nay DN vẫn chưa có thông tin gì. Hay như trong TPP quy định nguồn nguyên liệu phải được nhập khẩu từ 12 nước thành viên, nhưng với ngành gỗ thì các thị trường nhập khẩu phần lớn không nằm trong nhóm 12 nước TPP. Đây là điều vô cùng khó khăn cho ngành gỗ”. – ông Quyền khẳng định.

   Từ những lý do trên, ông Quyền cho rằng ngành gỗ năm 2016 sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2015.

Chủ động hội nhập

   Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập sâu rộng vào không gian kinh tế khu vực chung AEC, rồi một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU, Nga, Hàn Quốc được ký kết, và chuẩn bị đón Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chế biến gỗ không tránh được những tác động, nên nếu không chủ động hợp tác, đổi mới công nghệ thì rất có thể bị tụt hậu.

   Theo ông Tạ Trân Quang – Phó giám đốc Công ty Gỗ Tân Thành, hiện, doanh nghiệp ngành gỗ đang đối mặt với hai đối thủ lớn. Thứ nhất là chính bản thân họ, nên muốn phát triển, phải luôn thay đổi, học hỏi, cập nhật công nghệ mới. Thứ hai là các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì đó là một nguyên nhân quan trọng khiến việc sản xuất – kinh doanh của nhiều DN gỗ nội địa bị thu hẹp trong thời gian qua.

   Ở một góc độ khác, ông Vũ Hải Bằng – Chủ tịch HĐQT Công ty Goodland lại cho rằng, trong thời gian tới, DN sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nhiều hơn nữa khi nhiều ngành nghề thu hút đầu tư FDI và nhiều DN mở rộng quy mô sản xuất. Bởi vậy, ông Bằng cho rằng, thị trường và nguồn nhân lực đang là hai yếu tố mà các DN chế biến gỗ không thể không lo lắng. Bên cạnh đó, ông Bằng cũng tỏ ra lo lắng bởi kỹ năng thiết kế của doanh nghiệp Việt, bởi thực tế, thời gian qua, số đông DN ngành gỗ vẫn chưa khai thác được yếu tố thiết kế, do vậy tình trạng gia công của ngành gỗ hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao.

   Ở góc độc chuyên gia, ông Nguyễn Tôn Quyền đã chia sẻ những giải pháp để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững. Theo đó, để phát triển ngành gỗ nói chung trước hội nhập, trước hết Nhà nước cần có chính sách đối với thị trường nội địa. Ví dụ, 20 năm nay phát triển xuất khẩu rất tốt với nhiều chính sách ưu ái cho ngành gỗ, nhưng nội địa thì không có chính sách nào cả, chưa thấy có văn bản nào cho chính sách phát triển gỗ nội địa, thậm chí kênh phân phối gỗ nội địa không có, sản xuất thì manh mún, chất lượng thì chưa thật tốt.

   “Cần có khoản vay ưu đãi để nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, vì của ta hiện nay hầu hết là máy móc thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan. Vay ưu đãi chứ không phải là vay thương mại”. – ông Quyền nói.

   Ngoài ra, ông Quyền cũng cho rằng, chính bản thân DN ngành gỗ phải  nỗ lực hơn nữa để hội nhập kinh tế quốc tế. “Dứt khoát phải có chính sách đào tạo dài hạn, ngắn hạn để từng bước vươn lên. Đào tạo chủ DN, đào tạo văn phòng DN, đào tạo công nhân kỹ thuật. Tiếp nữa là làm ăn có chứng chỉ, làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Hiện nay cái này còn hạn chế”. – ông Quyền nói.

Nguồn: Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
“Nhận diện” thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP (18/12/2018)
Mở đường cho cạnh tranh không lành mạnh: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá của EU lên gạch lát gốm sứ Trung Quốc (27/02/2014)
Quy chế thực hành quản lý tốt (Good Regulatory Practices) (15/08/2013)
Báo cáo năm 2013 của Hoa Kỳ về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (15/08/2013)
Các công ty Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ về công nghệ từ các Phòng thí nghiệm liên bang (10/07/2013)
Các quan ngại về TBT tại cuộc họp tháng 6 năm 2013 của Ủy ban TBT (15/08/2013)
Chống bán phá giá thép không gỉ: Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh (09/12/2013)
Mỹ thắng kiện trong vụ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu thịt gà  (15/10/2014)
Cảnh báo bao bì gỗ hàng xuất khẩu sang EU (16/10/2014)
OECD và WTO cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại theo giá trị gia tăng (15/08/2013)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
Ngày 26/3/2024, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có Công văn số 94/QLCL-CL2 về việc xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm...
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
   Ngày 07/01/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 02/TB-SKHCN về việc công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức...
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...
Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo...
Lịch công tác tuần từ ngày 15/10/2018 đến ngày 19/10/2018
Xem file đính kèm./.
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Ngày 12 tháng 12 năm 2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 66/QĐ-TĐC ngày 12/12/2017 của Chi...
Không thu phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
   Ngày 24/02/2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Thông báo số 49/TB-TĐC về việc không thu phí kiểm...
Thông báo về bố trí thời gian tổ chức hội họp
   Thực hiện công văn số 1976-CV/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc bố trí thời gian tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
Cảnh báo đồ chơi trẻ em độc hại
   Nhằm tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tăng cường công tác quản lý và bảo...
Liên kết site