TIN HOẠT ĐỘNG TBT

Vào TPP, rau quả tự tin, chăn nuôi chịu nhiều sức ép

Đăng ngày:28/06/2016 | admin
Kết quả hình ảnh cho rau củ quả và chăn nuôi     Đó là nhận định của một số chuyên gia về sản phẩm của 2 ngành hàng này của Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
 
  Xuất khẩu rau quả nhiều triển vọng
  Theo TS. Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngay từ năm 2004, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới việc xuất khẩu hoa quả vào những thị trường “khó tính” vốn có yêu cầu tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa.
        Tại thị trường Mỹ, chúng ta đã xuất khẩu được 4 loại trái cây là thanh long, chôm chôm, nhãn, vải. Dự kiến tới đây sẽ xuất khẩu quả vú sữa vào Mỹ. Còn với thị trường Nhật Bản là quả xoài và thanh long; thị trường Australia là quả thanh long, vải, xoài, đã có chỗ đứng.
       Ông Đạt cũng cho biết hầu hết các thị trường “khó tính” đều là các nước tham gia TPP. Các mặt hàng rau quả xuất khẩu tới thị trường các nước là thành viên của TPP đều tăng đều qua các năm, giá trị thu được cao hơn 4-6 lần so với thị trường thông thường.
       Do đã quen với thị trường của nhiều nước là thành viên của TPP nhiều năm qua, nên trong thời gian tới, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu rau quả Việt Nam rất tự tin với nhiều triển vọng mới.
  Những thành công bước đầu từ việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang các thị trường “ khó tính” sẽ tạo tiền đề tốt cho nhiều mặt hàng nông sản khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành trồng trọt Việt Nam muốn phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, cần phải có những giải pháp mang tính tổng thể.
  Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, chúng ta cần đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng, hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, chính sách tín dụng cho vay ưu đãi.
       Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nông nghiệp, muốn nâng cao được giá trị cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung, việc hướng tới sản xuất và chế biến sâu sẽ giúp nâng cao giá trị hàng hóa, tránh được tình trạng dư thừa và phụ thuộc vào thị trường do các nông sản có tính thời vụ.
       Sức ép với ngành chăn nuôi
       TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết tham gia TPP, ngành chăn nuôi sẽ được tiếp cận nhanh hơn với công nghệ mới, giống vật nuôi mới và các hình thức sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng được hưởng lợi (thuế về 0%) khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y, con giống, trang thiết bị chăn nuôi, góp phần giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi.
       Tuy nhiên, hai thách thức lớn mà ngành đang phải đối mặt khi tham gia TPP là giá thành và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 
       Theo đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang cao hơn khoảng 25-30% so với các nước cùng tham gia TPP (như Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao.
       Cùng với đó, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn kém do lò mổ thủ công, còn nhiều nông hộ, trang trại chưa thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và bảo đảm an toàn sinh học.
       Theo ông Trúc, ngành chăn nuôi cần đẩy nhanh tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, tùy theo sản phẩm (thời gian ít nhất là từ 2 năm).
      Trong quá trình này, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là giải pháp rất quan trọng, giúp loại bỏ các khâu trung gian, hạ giá thành, tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp truy suất nguồn gốc, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và có điều kiện khi cần vay vốn ngân hàng.
       Ông Trúc cho biết, qua khảo sát thực tế (tháng 9/2015) tại một số DN tại TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai cho thấy liên kết chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí sản xuất từ 12-22%. Chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chăn nuôi là các DN. Ở đây, DN vừa là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và vừa bảo đảm thị trường tiêu thụ. 
       Theo các DN ngành chăn nuôi, để giảm bớt khó khăn cho ngành chăn nuôi giai đoạn hội nhập và góp phần hạ giá thành sản xuất, cấp thẩm quyền có thể cho áp dụng cơ chế tín dụng đặc biệt cho ngành chăn nuôi như được vay lãi suất ưu đãi theo chu kỳ sản xuất và theo mùa vụ với các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi thương phẩm, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm và các hoạt động. DN cũng mong Chính phủ sớm ban hành Nghị định về HTX nông nghiệp kiểu mới, trong đó có HTX, tổ hợp tác chăn nuôi.
        Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và xóa bỏ các khoản phí, lệ phí chăn nuôi, thú y không hợp lý, chồng chéo.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
“Nhận diện” thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP (18/12/2018)
Mở đường cho cạnh tranh không lành mạnh: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá của EU lên gạch lát gốm sứ Trung Quốc (27/02/2014)
Quy chế thực hành quản lý tốt (Good Regulatory Practices) (15/08/2013)
Báo cáo năm 2013 của Hoa Kỳ về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (15/08/2013)
Các công ty Hoa Kỳ cần sự hỗ trợ về công nghệ từ các Phòng thí nghiệm liên bang (10/07/2013)
Các quan ngại về TBT tại cuộc họp tháng 6 năm 2013 của Ủy ban TBT (15/08/2013)
Chống bán phá giá thép không gỉ: Hàng inox sẽ đồng loạt tăng giá mạnh (09/12/2013)
Mỹ thắng kiện trong vụ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu thịt gà  (15/10/2014)
Cảnh báo bao bì gỗ hàng xuất khẩu sang EU (16/10/2014)
OECD và WTO cập nhật cơ sở dữ liệu về thương mại theo giá trị gia tăng (15/08/2013)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Tuyển dụng viên chức năm 2023 của Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh
Đăng ngày:01/04/2023 | 
Thông báo tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021
    Ngày 29/10/2021, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 87/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục...
Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 12/01/2021, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020 có Thông báo số 08/TB-HĐTD ngày...
Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 53/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc thông báo...
Thông báo Danh sách đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 52/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc...
Thông báo tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo năm 2020
   Ngày 12/11/2020, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 48/TB-HĐTD...
Thông báo về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
   Ngày 02/11/2020, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 45/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan,...
Thông báo về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
   Ngày 08/10/2020, UBND tỉnh có Thông báo số 678/VP-UBND về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi tiết...
Thông báo về việc áp dụng các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác CCHC của Sở KH&CN
Xem file đính kèm./. Nguồn Sở KH&CN
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Liên kết site