CHƯƠNG TRÌNH KHCN NÂNG CAO NSCL
Chìa khóa thúc đẩy công nghiệp kết nối cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay. Phát triển Công nghiệp kết nối có thể trở thành một định hướng quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn quá độ của công nghiệp 4.0. Trong môi trường hệ thống sản xuất, doanh nghiệp cần xác định hiện trạng, nắm bắt những cơ hội trong chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, nâng cao nhận thức và từng bước thực hiện tầm nhìn của Công nghiệp 4.0 như phân tích công nghệ dữ liệu lớn, tích hợp chuỗi giá trị, khả năng ra quyết định linh hoạt… Từ đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Công nghiệp kết nối được hiểu như sự hợp tác giữa con người và máy móc thông minh, với nhiệm vụ giúp con người đưa ra các quyết định, giải pháp quản lý thông minh trong sản xuất. Ngược lại, Công nghiệp 4.0 sẽ thay thế công việc của con người thông qua hệ thống thực tế ảo, robot.
Tuy nhiên, với quy mô dân số nhỏ, việc các quốc gia đang phát triển áp dụng nhiều công nghiệp 4.0 sẽ chỉ làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo và gây bất ổn xã hội. Trong khi đó, Công nghiệp kết nối được các chuyên gia toàn cầu đánh giá là giải pháp phù hợp hơn với cơ cấu công nghiệp đối với các quốc gia đang phát triển.
Phát triển công nghiệp kết nối được xem là một chiến lược tổ hợp trung gian “lai” giữa giai đoạn tiền công nghiệp và Công nghiệp 4.0 (Giai đoạn tiền công nghiệp - Công nghiệp kết nối - Công nghiệp 4.0). Về mặt tri thức, việc tiếp cận công nghiệp kết nối sẽ diễn ra nhanh hơn Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển có thể đạt được thành công trước thời hạn trong quá trình chuyển đổi và mở rộng khoảng cách với các nền kinh tế mới nổi.
Đồng thời, những bài học kinh nghiệm và khả năng tích hợp của công nghiệp kết nối hoàn toàn phù hợp với việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), tích hợp chuỗi giá trị và khả năng ra quyết định linh hoạt sẽ là “chìa khóa” để doanh nghiệp tại nước đang phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh thực tế và sử dụng tốt tích lũy sản xuất dài hạn.
Một số doanh nghiệp “nóng vội” hướng tới Công nghiệp 4.0, trong khi nhiều hệ thống máy móc đã cũ, không tích hợp và tái cấu trúc quy trình thì ngay cả khi họ mua thiết bị tiên tiến và hệ thống phần mềm, phần cứng cũng khó để nâng cao hiệu quả của sản xuất thông minh. Không thể bỏ đi mô hình sản xuất cũ, cũng không thể tích hợp được hệ thống mới, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng, nếu chỉ dựa vào các công cụ, máy móc riêng lẻ sẽ không thể đáp ứng nâng cao năng suất lao động.
Công nghiệp kết nối được coi là giải pháp phù hợp nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, chúng thúc đẩy bốn hệ sinh thái công nghiệp quan trọng, bao gồm:
Thứ nhất, kinh nghiệm quản lý, hệ thống hóa và số hóa các lợi thế sản xuất hiện có: ngành công nghiệp sản xuất của các nước đang phát triển tạo ra tài chính kinh tế nhưng nó phụ thuộc vào các nhân viên, chuyên gia và giáo sư giàu kinh nghiệm. Kinh nghiệm và trí tuệ của doanh nghiệp sẽ biến mất khi họ dừng làm việc. Nếu các nước đang phát triển không thúc đẩy chuyển đổi số, số hóa lợi thế sản xuất và sức mạnh quản lý của chính họ thì khả năng cạnh tranh cốt lõi mà các doanh nghiệp từng sở hữu có thể dần biến mất.
Thứ hai, vòng đời sản phẩm và quản lý doanh thu: đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại, các sản phẩm và dịch vụ ngày càng được “cá nhân hóa”. Làm thế nào để tạo ra giá trị cao hơn là mục tiêu chiến lược hiện tại của hầu hết doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn đã tăng cường lượng dữ liệu và khai thác thông tin của các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng thông qua các nền tảng như công nghệ đám mây, mạng và thiết bị đầu cuối, nhằm giảm lãng phí hàng tồn kho chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả của toàn bộ chuỗi công nghiệp. Qua đó, họ sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu linh hoạt của sản xuất thông minh.
Ngược lại, ngành công nghiệp của các nước đang phát triển có sự phân công lao động và chiến lược phát triển doanh nghiệp chuyên sâu, tập trung vào cải thiện quy mô kinh tế nội bộ và giảm chi phí, đồng thời sử dụng các cụm công nghiệp để bù đắp cho lợi thế của tính linh hoạt. Tuy nhiên, rất khó để các doanh nghiệp riêng lẻ nắm được dữ liệu cung và cầu của toàn bộ chuỗi cung ứng, cũng như nhu cầu ở từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm và rất khó để tối ưu hóa doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần kết nối các quy trình thiết kế, sản xuất, bán hàng, hậu cần, dịch vụ, bảo hành và công nghệ dữ liệu lớn... một cách hiệu quả.
Thứ ba, tích hợp phần mềm, phần cứng và phân tích: đầu tiên, doanh nghiệp cần tận dụng các nguồn lực, thế mạnh sẵn có, đồng thời trang bị các công nghệ hiện đại và tìm kiếm thêm các nguồn lực mới, kết hợp kinh nghiệm của các nhà quản lý cấp cao để đáp ứng việc đưa ra các quyết định linh hoạt và chính xác, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hơn trước.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nên tích hợp các thiết bị phần cứng và phần mềm với phân tích công nghệ dữ liệu để ra quyết định sản xuất thông minh. Trong tương lai, ngay cả khi các doanh nghiệp muốn phát triển từ Công nghiệp kết nối lên Công nghiệp 4.0, họ sẽ vững chắc hơn so với những doanh nghiệp “nhảy trực tiếp” lên Công nghiệp 4.0.
Thứ tư, phát triển bền vững, nâng cao quản lý chuỗi cung ứng xanh: phát triển bền vững nền kinh tế tuần hoàn và chuỗi cung ứng xanh không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là xu hướng phát triển công nghệ sản xuất. Các nước phát triển đang hướng tới quá trình sản xuất ô nhiễm bằng không.
Do đó, các nhà máy cần tăng cường phát triển bền vững và khả năng quản lý chuỗi cung ứng xanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực phục hồi nguồn lực và nền kinh tế tuần hoàn. Nếu các doanh nghiệp có thể tích hợp năng lực quản lý chất lượng, năng suất hệ thống sản xuất và hệ thống thông tin khác nhau vào vấn đề của nhà máy và chuỗi cung ứng xanh, chúng sẽ thúc đẩy sự “cộng sinh” giữa công nghiệp và tái chế nguồn lực. Góp phần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng nền kinh tế mới nổi và đóng góp cho môi trường sinh thái toàn cầu.
(vietq.vn)
Thông báo
- Tuyển dụng viên chức năm 2023 của Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh
- Đăng ngày:01/04/2023 |
- Thông báo tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021
- Ngày 29/10/2021, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 87/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục...
- Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 12/01/2021, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020 có Thông báo số 08/TB-HĐTD ngày...
- Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 53/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc thông báo...
- Thông báo Danh sách đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 52/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc...
- Thông báo tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo năm 2020
- Ngày 12/11/2020, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 48/TB-HĐTD...
- Thông báo về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Ngày 02/11/2020, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 45/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan,...
- Thông báo về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ngày 08/10/2020, UBND tỉnh có Thông báo số 678/VP-UBND về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi tiết...
- Thông báo về việc áp dụng các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác CCHC của Sở KH&CN
- Xem file đính kèm./. Nguồn Sở KH&CN
- Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
- Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Liên kết site