TIN TỔNG HỢP

Nông sản Việt vẫn gặp khó khi đăng ký bảo hộ

Đăng ngày:12/12/2018 | admin

   Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng đây là điều cần thiết giúp nông dân được bảo vệ khi có sự cố...

Trên thực tế, nếu việc đăng ký sáng chế, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm đầu tư thì chắc chắn sức cạnh tranh của nông sản Việt cũng tăng lên. Tuy nhiên, nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp chưa mặn mà?

Dễ bị "cướp" quyền sở hữu trí tuệ

   Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, cả nước hiện có khoảng 800 sản phẩm nông - lâm - thủy sản có uy tín, phân bố ở 720 địa phương, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và khoảng 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký, được bảo hộ.

   Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu sản xuất thủ công, số lượng ít, chưa chú trọng đến tạo logo, nhãn mác, thương hiệu ảnh hưởng đến quyền lợi và kinh tế của người nông dân là một trong những "điểm yếu" của nông sản Việt. Cùng với đó, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn, ngay cả khi đã đăng ký bảo hộ rồi thì doanh nghiệp cũng không phải dễ dàng bảo vệ quyền được bảo hộ của mình.

   Điển hình như chia sẻ của Tổng Giám đốc Công ty Phúc Sinh Phan Minh Thông bức xúc, công ty ông đã từng phải mất 5 năm khởi kiện một công ty khác đã đánh cắp nhãn hiệu một sản phẩm nông nghiệp của công ty mình. “Đăng ký đã khó, giữ vững thương hiệu càng khó hơn. Vì vậy, phải đăng ký ngay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi xây dựng thương hiệu”, ông thổ lộ.

   Câu chuyện của Phúc Sinh không phải là hiếm, từng xảy ra với cà phê Trung Nguyên và hiện nay là với bảo hộ quyền chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phú Quốc. Thực tế hiện nay, ngoài các nông sản chủ lực của Việt Nam được thế giới biết đến cần được bảo hộ thì nhiều mô hình phát triển nông nghiệp, nhiều sáng tạo trí tuệ hữu ích của các cá nhân, tập thể cũng đang rất cần được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu. Sở hữu trí tuệ là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ của mình. Trong nông nghiệp, đó là quyền sở hữu một giống lúa, giống cây con được tìm thấy, được lai tạo hay một sản phẩm được chế biến.

   Ông Trần Giang Khuê, phụ trách Văn phòng phía Nam của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học- Công nghệ cho biết: Việt Nam hiện chỉ có gần 1.000 bằng độc quyền sáng chế, chưa bằng sở hữu của 1 doanh nghiệp startup của Singapore, Indonesia. Vinamilk là một doanh nghiệp lớn cũng mới chỉ có 385 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và duy nhất 1 bằng độc quyền sáng chế.

   Ông Khuê nói: "Với Việt Nam, khâu tạo lập đang là khâu kém nhất trong chu trình hay là đường đi của các đơn vị sở hữu tài sản trí tuệ. Tức là chúng ta đang không tích tụ được giá trị của đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh, tạo ra sản phẩm mới đi đến cuối cùng là thị trường. Vì thế chúng ta chỉ xuất thô và gắn nhãn, đôi khi không cả gắn nhãn".

Giải bài toán từ đâu?
   Hiện không phải cá nhân hay doanh nghiệp làm nông nghiệp nào cũng biết về quyền sở hữu trí tuệ, các khuyến khích của ngành chức năng trong bảo hộ nông sản. Do chưa biết đến việc bảo hộ này nên nhiều nông dân chấp nhận giữ sáng chế sản xuất của mình ở tầm ứng dụng nhỏ lẻ, tránh bị sao chép sản phẩm. Trong hơn 3 triệu nông dân đạt danh hiệu sản xuất nông nghiệp giỏi đang mong muốn có được bảo hộ sản phẩm nông nghiệp về thương hiệu, nhãn mác và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, chưa có nhiều nông hộ được quyền bảo hộ.

   Để giải quyết vấn đề này, theo GS Võ Tòng Xuân, một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay là xây dựng mối liên kết 4 nhà: Nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà nước, nhất là 2 nhà: Doanh nghiệp với nông dân. Ông Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cũng đồng tình với ý kiến này.

   Theo GS Xuân, nếu doanh nghiệp và nông dân làm đúng quy trình sản xuất sẽ cho ra sản phẩm nông nghiệp tốt, rồi xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nông sản tránh việc bị đánh cắp.

   Còn theo Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, phụ trách Văn phòng phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, riêng với giống cây trồng, việc đăng ký quyền bảo hộ là đặc biệt cần thiết khi Việt Nam đã tham gia tổ chức Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới- UPOV.

   "Chúng ta đang ủng hộ tối đa cho việc bảo hộ giống cây trồng ở Việt Nam. Khi chúng ta thực thi đúng việc bảo hộ này thì sự cạnh tranh sòng phẳng hơn và chúng ta có nhiều lợi ích hơn cho giống cây của mình. Bảo hộ giống cây trồng góp phần cơ bản, đầu tiên trong việc sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết làm nên thương hiệu gạo Việt Nam" - Thạc sỹ Lê Thanh Tùng cho biết.

Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Theo trungtamwto.vn

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? (14/11/2017)
Nguy cơ ung thư từ miếng dán đồ chơi Trung Quốc (22/12/2015)
Nhiều loại đất sét nặn Trung Quốc chứa chất độc thần kinh (22/12/2015)
Quản lý chặt nhập khẩu thép (16/03/2016)
Cảnh báo hàm lượng thủy ngân cực độc trong mỹ phẩm (03/08/2016)
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu (10/11/2016)
Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (10/11/2016)
Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của ôtô, xe máy (10/11/2016)
Đề xuất mức thu phí cấp mã số mã vạch (10/11/2016)
Cảnh giác với loại vàng trộn bằng bột kim loại lạ (24/11/2016)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
Ngày 26/3/2024, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có Công văn số 94/QLCL-CL2 về việc xử lý hồ sơ nhập khẩu hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm...
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
   Ngày 07/01/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 02/TB-SKHCN về việc công bố cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức...
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
Ngày 24 tháng 10 năm 2019, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...
Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Thông báo công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo...
Lịch công tác tuần từ ngày 15/10/2018 đến ngày 19/10/2018
Xem file đính kèm./.
Công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
Ngày 12 tháng 12 năm 2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 66/QĐ-TĐC ngày 12/12/2017 của Chi...
Không thu phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
   Ngày 24/02/2017, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Thông báo số 49/TB-TĐC về việc không thu phí kiểm...
Thông báo về bố trí thời gian tổ chức hội họp
   Thực hiện công văn số 1976-CV/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh Ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc bố trí thời gian tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
Cảnh báo đồ chơi trẻ em độc hại
   Nhằm tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tăng cường công tác quản lý và bảo...
Liên kết site