TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SPHH

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Không thể làm theo kiểu đối phó

Đăng ngày:24/12/2021 | admin
 
     Trong bối cảnh giao thương trực tuyến ngày càng thịnh hành đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc hiện nay được nhiều doanh nghiệp thực hiện kiểu đối phó.
 
     Đánh giá vai trò của việc truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Vũ Trung, chuyên gia Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khẳng định, đối với các doanh nghiệp (DN), việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ. Bởi thực tế, hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể phục vụ cùng lúc nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích như quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối; dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố… Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp giải quyết việc giả mạo chuỗi cung ứng thực phẩm, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường.
 
     Rõ ràng lợi ích đem lại khi DN tiến hành truy xuất nguồn gốc rất lớn, tuy nhiên tại hội thảo bàn về vấn đề này mới đây, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho biết một thực tế đáng buồn là vẫn còn tình trạng các hộ gia đình, DN thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc một cách chống chế, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng.
 
    “Vẫn còn tình trạng ghi chép, lưu trữ hồ sơ theo cách chống đối, giả tạo. Nhà vườn có sổ tay sản xuất, đến kỳ đánh giá tiêu chuẩn VietGap hay mã vùng trồng, nhiều người đưa ra theo kiểu đối phó mà không hiểu đây là hồ sơ kinh nghiệm để đúc rút trong sản xuất. Thực ra nó rất quan trọng mà họ lại thờ ơ” - bà Thực cho hay.
 
      Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đoan, chuyên gia Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia cũng cho biết, chỉ cần một thao tác tìm kiếm trên các kho ứng dụng, có thể thấy hàng loạt ứng dụng truy xuất nguồn gốc, nhưng tính xác thực lại thấp. Các thông tin truy xuất chưa có đầy đủ dữ liệu về ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao. Thậm chí một sản phẩm có thông tin truy xuất nguồn gốc rất bài bản là vải thiều Hải Dương, khi quét tem truy xuất nguồn gốc cũng không có các thông tin đầy đủ về sự tham gia của các bên trong chuỗi cung ứng, không có đơn vị sơ chế, vận chuyển.
 
Công cụ số truy xuất nguồn gốc
 
     Nhằm thúc đẩy sự phát triển của DN Việt Nam, phù hợp và hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, Chính phủ đã xây dựng và ban hành hệ thống khung pháp lý trong đó có quy định các yêu cầu liên quan đến truy xuất nguồn gốc như Luật An toàn thực phẩm số có hiệu lực thi hành từ 1/7/2011, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình, đề án giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhằm hỗ trợ DN tại các địa phương trên cả nước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc như: hệ thống mã số mã vạch theo tiêu chuẩn GS1, Mã QR (QR code), xác thực nguồn gốc… Như vậy, về cơ chế đã khá đầy đủ, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Thành Thực để truy xuất nguồn gốc nông sản, cần đến các công cụ số nhưng đây lại là rào cản đối với các DN hiện nay.
 
     Chỉ rõ nguyên nhân, bà Thực cho biết, khó khăn lớn nhất là quản lý nhà nước còn yếu, có rất nhiều quy định về quản lý lưu thông hàng hóa nhưng với nông sản lại chưa làm nghiêm. “Có tình trạng loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc, loạn ứng dụng diễn ra khá phổ biến. Có rất nhiều app nhưng không có sự thống nhất, thiếu tin cậy” - bà Thực nói.
 
     Từ thực trạng trên bà Thực cho rằng, đã đến lúc cần có chế tài mạnh để các DN tuân thủ việc truy xuất nguồn gốc. Theo đó, Nhà nước cần có các khung chính sách sát thực tế, kiểm soát nghiêm việc tuân thủ về quy định truy xuất nguồn gốc. Đồng thời có những công cụ số phù hợp, dễ ứng dụng với từng loại sản phẩm, ngành hàng để người dân, doanh nghiệp thực hiện ghi chép đa phương tiện và minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm.
 
     Còn theo ông Nguyễn Văn Đoan - Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia đang phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia. Dự kiến sẽ ra mắt vào quý IV năm 2022. Sự ra đời của trung tâm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
 
     Để phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay, hầu hết các nước đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đói với nông sản nhập khẩu. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 3.624 mã số vùng trồng tại 48/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu là các loại trái cây; cấp 1.826 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc... 

Nguồn: http://daidoanket.vn/

 Trở về |  In trang này

Các tin cùng chuyên mục
Chuẩn hoá, đưa vào vận hành Cổng thông tin quốc gia về truy xuất nguồn gốc sản phẩm (24/12/2021)
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Doanh nghiệp được bảo vệ, người tiêu dùng an tâm (12/12/2018)
Rà soát, bổ sung quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc (03/11/2021)
QR Code – Giải pháp thông minh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong đại dịch Covid-19 (21/09/2021)
Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc (24/12/2021)
NBC - Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia tổ chức Hội thảo trực tuyến  (13/11/2021)
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Không thể làm theo kiểu đối phó (24/12/2021)
Ýnghĩa của cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia đối với Doanh nghiệp và người dân (13/11/2021)
Ứng dụng công nghệ để minh bạch nguồn gốc nông sản (19/11/2021)
Khảo sát về truy xuất nguồn gốc và nhu cầu xây dựng, áp dụng đối với ngành nông nghiệp (19/11/2021)

Untitled Document
Thông báo
Simple News Ticker
Thông báo Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2025 thuộc Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, Đề án truy xuất nguồn gốc và Đề án 996 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày:01/10/2024 |  Sở Khoa học...
Thông báo tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021
    Ngày 29/10/2021, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 87/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục...
Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 12/01/2021, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020 có Thông báo số 08/TB-HĐTD ngày...
Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 53/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc thông báo...
Thông báo Danh sách đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
   Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 52/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc...
Thông báo tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo năm 2020
   Ngày 12/11/2020, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 48/TB-HĐTD...
Thông báo về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
   Ngày 02/11/2020, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 45/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan,...
Thông báo về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
   Ngày 08/10/2020, UBND tỉnh có Thông báo số 678/VP-UBND về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi tiết...
Thông báo về việc áp dụng các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác CCHC của Sở KH&CN
Xem file đính kèm./. Nguồn Sở KH&CN
Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
   Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...
Liên kết site