Quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Việc bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam để phù hợp với hội nhập quốc tế là cần thiết.
Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngay 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ với nội dung cắt giảm, đơn giản hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP tập trung vào các nhóm chính sách lớn. Mỗi nhóm chính sách sẽ bao gồm các chính sách hoặc bổ sung, cụ thể hóa quy định hiện hành, hoặc đề xuất giải pháp, chính sách mới.
Chính sách thứ 2 được nêu trong dự thảo là bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam để phù hợp với hội nhập quốc tế (đặc biệt là cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)).
Xác định vấn đề bất cập
Hiện nay, trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP quy định không được yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành thử nghiệm hoặc chứng nhận sản phẩm, hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành kiểm định phải đặt tại lãnh thổ của mình; không được đưa ra yêu cầu bắt buộc các tổ chức đánh giá sự phù hợp nằm ngoài lãnh thổ phải mở văn phòng hoạt động trên lãnh thổ của bên đó; phải cho phép các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lãnh thổ của các bên khác nộp hồ sơ để xác nhận rằng họ đã tuân thủ theo quy trình, tiêu chí và điều kiện khác mà bên đó yêu cầu để chấp nhận năng lực của các tổ chức này hoặc để cho phép họ tiến hành thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm hoặc tiến hành kiểm định.
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức chứng nhận nước ngoài phải thành lập Chi nhánh tại Việt Nam và thực hiện đăng ký theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP chưa quy định cụ thể đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam. Do đó, việc bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam để phù hợp với hội nhập quốc tế (đặc biệt là các cam kết tại CPTPP, EVFTA, RCEP) là cần thiết.
Mục tiêu giải quyết vấn đề
Bổ sung quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam để phù hợp với hội nhập quốc tế (đặc biệt là các cam kết tại CPTPP, EVFTA, RCEP).
Giải pháp giải quyết vấn đề
Có hai phương án đối với vấn đề này.
Phương án 1: Giữ nguyên quy định như hiện nay tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Phương án 2: Bổ sung điều khoản quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam như sau:
“Điều 20a. Tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam 1. Là tổ chức thuộc các quốc gia là thành viên tham gia các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết. 2. Trước khi thực hiện đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo trước 01 tháng về Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam). 3. Sau khi thực hiện đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam). 4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài có hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam không tuân thủ các quy định tại Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Đánh giá tác động của các giải pháp
Nếu theo phương án 1, sẽ không tốn kém thời gian, chi phí sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật và nguồn lực để tổ chức thực hiện, thúc đẩy hoạt động đánh giá sự phù hợp theo thông lệ quốc tế, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới do vẫn giữ các quy định hiện hành. Đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam sẽ không phải mất thời gian nghiên cứu các quy định mới của Việt Nam để thực hiện.
Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại Việt Nam: không phải đầu tư nguồn lực, chi phí để nâng cao năng lực đánh giá sự phù hợp, cạnh tranh với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài.
Tuy nhiên, phương án này có hạn chế là Nhà nước không có căn cứ để thống nhất quản lý đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam, phù hợp với hội nhập quốc tế (đặc biệt là các cam kết tại CPTPP, EVFTA, RCEP).
Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam, các kết quả đánh giá sự phù hợp chưa được thừa nhận tại Việt Nam do chưa có quy định cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp, do các kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam chưa được thừa nhận tại Việt Nam dẫn đến lãng phí về chi phí, nguồn lực, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giải pháp này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nghĩa vụ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.
Nếu theo phương án 2, Nhà nước sẽ có căn cứ để thống nhất quản lý đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài được thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam, phù hợp với hội nhập quốc tế (đặc biệt là các cam kết tại CPTPP, EVFTA, RCEP). Giải pháp này chỉ quy định trước khi thực hiện đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thông báo trước 01 tháng về Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) và sau khi thực hiện đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) để theo dõi, quản lý, không làm phát sinh thủ tục hành chính mới.
Giải pháp này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay, tương thích với các điều ước quốc tế, phù hợp với nghĩa vụ của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam, các kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại Việt Nam, đầu tư nguồn lực để nâng cao năng lực đánh giá sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp, các kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam được thừa nhận tại Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phương án này có hạn chế ở chỗ sẽ tốn kém thời gian, chi phí sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật và nguồn lực để tổ chức thực hiện, thúc đẩy hoạt động đánh giá sự phù hợp theo thông lệ quốc tế. Đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài khi thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp ở Việt Nam phải mất thời gian nghiên cứu các quy định mới của Việt Nam để thực hiện.
Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại Việt Nam phải đầu tư nguồn lực, chi phí để nâng cao năng lực đánh giá sự phù hợp, cạnh tranh với các tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài. Từ những phân tích nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị lựa chọn phương án 2 là phương án đem lại nhiều tác động tích cực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn quản lý, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo VietQ
Trở về | In trang này Các tin cùng chuyên mục- Tuyển dụng viên chức năm 2023 của Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh
- Đăng ngày:01/04/2023 |
- Thông báo tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021
- Ngày 29/10/2021, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 87/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý Chi cục...
- Thông báo công nhận kết quả trúng tuyển viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 12/01/2021, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020 có Thông báo số 08/TB-HĐTD ngày...
- Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 53/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc thông báo...
- Thông báo Danh sách đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian và địa điểm tổ chức vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2020
- Ngày 18/12/2020, Hội đồng tuyển dụng Viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có Thông báo số 52/TB-HĐTD ngày 18/12/2020 về việc...
- Thông báo tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo năm 2020
- Ngày 12/11/2020, Hội đồng tuyển dụng viên chức Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thông báo số 48/TB-HĐTD...
- Thông báo về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Ngày 02/11/2020, Sở Khoa học và Công nghệ có Thông báo số 45/TB-SKHCN v/v tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan,...
- Thông báo về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ngày 08/10/2020, UBND tỉnh có Thông báo số 678/VP-UBND về việc chính thức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chi tiết...
- Thông báo về việc áp dụng các mô hình sáng kiến, cách làm hay trong công tác CCHC của Sở KH&CN
- Xem file đính kèm./. Nguồn Sở KH&CN
- Thông báo về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ
- Ngày 21/09/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có Thông báo số 39/TB-SKHCN về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...