CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND TP. Hà Nội chính thức ra mắt
 

Ngày 21/12, tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018, hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND TP. Hà Nội chính thức ra mắt.

Thực hiện KH số 215/KH-UBND ngày 6/10/2017; KH số 02/KH-UBND ngày 03/01/2018; KH số 84/KH – UBND ngày 09/4/2018; với quyết tâm tới năm 2020, 100% sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm trong các chuỗi an toàn thuộc các quận huyện, thị xã, TTTM, siêu thị, chợ đầu mối của Hà Nội được kiểm soát về an toàn thực phẩm (ATTP).

UBND TP. Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Sở NN& PTNT chủ trì, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các quận huyện, thị xã, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh trái cây, nông, lâm, thủy sản thực phẩm trên địa bàn toàn thành phố, phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE), trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) ứng dụng sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” và công nghệ Check VN, thiết lập Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm tại địa chỉ tên miền Hn.check.net.vn.

Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND TP. Hà Nội chính thức ra mắt

Phát biểu với báo chí, đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME, thành viên BCĐTƯ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho biết: Khi thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các thành viên BCĐ đều suy nghĩ cố gắng làm sao có một ứng dụng khoa học công nghệ để khuyến khích hàng Việt Nam có chất lượng tốt, muốn chinh phục người tiêu dùng thì hàng hóa Việt đầu tiên phải tốt. Từ suy nghĩ đó, tôi đã chỉ đạo IDE nghiên cứu, ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
“Sau một quá trình dài, vượt qua nhiều khó khăn thì một điều đáng chú ý nhất là nhóm nghiên cứu có yếu tố trẻ, có những em chỉ 28 – 30 tuổi đã học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.Có được kết quả thành công này, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, với quyết tâm tạo ra một sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhưng rất dễ sử dụng và giá thành hợp lý. Đây là thành công rất tốt về bước đầu”, đồng chí Tô Hoài Nam nhấn mạnh.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo, phối hợp xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm của thành phố “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm của thành phố” tại địa chỉ hn.check.net.vn. Nhằm quản lý minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm sản phẩm nông lâm sản thủy sản bằng điện tử qua mã QR cho các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm trong thành phố và một số tỉnh thành.

Hiện đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 1.984 doanh nghiệp/cơ sở thuộc Sở NN&PTNT quản lý; cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho trên 3.200 dòng sản phẩm nông sản thực phẩm trong thành phố trong đó có 200 dòng sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản của 21 tỉnh, thành phố hiện đang tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và hiện đang triển khai giới thiệu ứng dụng Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn thành phố Hà Nội tới các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng thực phẩm cho Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở NN& PTNT cần thực hiện tốt việc kết nối cung cầu các sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn trên thị trường, đẩy mạnh chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành viên trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho thành phố Hà Nội đã tiếp tục tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố rà soát, quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và triển khai thực hiện công tác phát triển các vùng chuyên canh rau tập trung, tăng tỷ lệ vùng rau đạt theo tiêu chuẩn GAP, quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ… nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

http://smedec.com/